Tin tức

Suốt 20 năm là nhà phân phối chính thức màng phản quang của Tập đoàn 3M tại Việt Nam,
Công ty chúng tôi đã từng bước phát triển và trưởng thành.

Một số khái niệm khi sơn tín hiệu giao thông

Sơn tín hiệu giao thông là một công việc quan trọng nhằm cải thiện hệ thống giao thông nước nhà. Để tiến hành công việc này đòi hỏi loại vật liệu phản quang này phải đáp ứng nhiều yếu tố, điều kiện để thực thi

Sơn tín hiệu giao thông là một công việc quan trọng nhằm cải thiện hệ thống giao thông nước nhà. Để tiến hành công việc này đòi hỏi loại vật liệu phản quang này phải đáp ứng nhiều yếu tố, điều kiện để thực thi. Trong bài viết này, Mangphanquang.net giới thiệu tới các bạn một số khái niệm liên quan.

Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này  quy định những yêu cầu kỹ thuật, các phương pháp thử cho các vật liệu sơn vạch đường nhiệt dẻo, công nghệ thi công và nghiệm thu cho các vật liệu kẻ đường nhiệt dẻo sử dụng làm vạch kẻ đường, gờ giảm tốc trên đường ô tô và đường cao tốc.

Vật liệu kẻ đường (sơn vach đường – nhiệt dẻo)

Tên khoa học là Thermoplastic Traffic Paint, hệ vật liệu bao gồm chất tạo màng, chất độn, phụ gia, bột màu và hạt thủy tinh, có thể chảy mềm khi nung nóng và cứng lại khi nguội, được sử dụng làm vạch kẻ đường hoặc gờ giảm tốc.

Chất tạo màng (Binder)

Nhựa nhiệt dẻo chứa dầu và chất hóa dẻ, tạo sự dính kết giữa các thành phần khác nhau trong sơn vạch đường nhiệt dẻo và tạo khả năng dính bám với mặt đường.

Phụ gia (Additive) Vật liệu dạng bột được đưa thêm vào, góp phần phân tán bột màu và tham gia vào thành phần của hỗn hợp vạch đường nhiệt dẻo.

Chất độn (Filler)

Vật liệu khoáng dạng hạt như: canxi, thạch anh, đá silic có kích cỡ quy định dùng để tạo khối cho sơn vạch đường nhiệt dẻo.

Bột màu (Pigment)

Dạng bột mịn mang màu và tạo độ phủ cho vật liệu vạch đường nhiệt dẻo.

Hạt thủy tinh (Glass beads)

Hạt thủy tinh có khả năng phản xạ ánh sáng tới

Độ phát sáng ( Luminance)

Tỉ lệ phát sáng của bề mặt phản xạ theo một hướng cho trước so với bề mặt khuếch tán ánh sáng trắng lý tưởng khi được chiếu sáng từ cùng một nguồn sáng, được tính theo tỉ lệ phần trăm.

Độ chịu nhiệt cực đại ( Maximum Temperature Resistance) Nhiệt độ tối đa mà vật liệu không bị phá hủy, được quy định tùy theo nhà sản xuất

Hiện tượng phản quang ( Phenomenon Reflection) là hiện tượng phản xạ ánh sáng, trong đó các tia phản xạ có hướng gần trùng với hướng chiếu của tia sáng gốc, đặc tính này luôn được duy trì khi thay đổi hướng chiếu của tia sáng gốc.

Độ phản quang ( Reflection Coefficient) tỷ số giữa hệ số cường độ sáng của một mặt phản xạ ánh sáng trên diện tích của chính mặt đó. Đơn vị đo độ phản quang là Candelas trên lux trên mét vuông (cd.lx-1.m-2).

Độ chống trượt (Antislip) là khả năng chống trơn trượt của bề mặt sơn vạch đường nhiệt dẻo.

Giá trị chống trượt (SRV) cho phép đo độ chống ma sát giữa khối lăn cao su và bề mặt thử nghiệm.

Trên đây là những khái niệm liên quan đến hoạt động sơn tín hiệu giao thông. Độ phản quang của các loại vật liệu phản quang phụ thuộc vào nhiều yếu và quy chiếu theo điều kiện mà đưa áp dụng. Trong bài tiếp theo, chúng tôi sẽ thông tin  đến các bạn về các yêu cầu kỹ thuật khi tiến hành sơn tín hiệu giao thông – vật liệu kẻ đường phản quang nhiệt dẻo.

 

Chi sẻ bài viết hữu ích: