Tin tức

Suốt 20 năm là nhà phân phối chính thức màng phản quang của Tập đoàn 3M tại Việt Nam,
Công ty chúng tôi đã từng bước phát triển và trưởng thành.

Phương pháp xác định hệ số phản quang của màng phản quang sử dụng cấu hình đồng phẳng

Đây là một trong những cách để xác định hệ số phản quang của màng phản quang, đánh giá chất lượng của sản phẩm theo các tiêu chí quy định.

Đây là một trong những cách để xác định hệ số phản quang của màng phản quang, đánh giá chất lượng của sản phẩm theo các tiêu chí quy định.

Mục đích của phương pháp này là mô tả phép đo tính năng phản quang của sản phẩm, người thực hiện sẽ phải xác định góc tới và góc quan sát được sử dụng và xác định cả góc quay.

Tuy nhiên, với phương pháp thử nghiệm này chỉ có thể thực hiện ở phòng thí nghiệm mà thôi, điều kiện cần thiết là phải che chắn đủ ánh sáng tán xạ để không gây ảnh hương đến kết quả đo.

Chuẩn bị thiết bị:

Nguồn sáng

Thiết bị nhận

Giá đỡ mẫu

Bộ phận điều chỉnh khoảng cách từ nguồn sáng đến thiết bị nhận.

Quy trình thực hiện

Bước 1: Đặt giá đỡ mẫu sao cho tâm mẫu thử cách khe mở của nguồn sáng (15,0 ± 0,2) m, đo khoảng cách thực tế chính xác đến ± 0,01 m đ−ợc kết quả (d). Chỉnh giá đỡ mẫu bằng phương pháp quang về vị trí không sao cho bề mặt cần đo vuông góc với nguồn sáng (góc tới 0o). Chỉnh giá đỡ mẫu sao cho đường trực giao với bề mặt cần đo nằm trong mặt phẳng tạo bởi khe mở của nguồn sáng, khe mở của thiết bị nhận và tâm của mẫu khi góc tới được thay đổi.

Bước 2: Bằng cách thay nguồn sáng cho mẫu, đo độ chiếu sáng tại bốn hình vuông có cùng diện tích trên mẫu (đối với mẫu hình vuông có cạnh dài 200 mm thì đó là bốn hình vuông ở trên, dưới, bên trái và bên phải và có cạnh dài 5 mm kể từ tâm mẫu) với khe mở của thiết bị nhận nằm trong mặt phẳng vuông góc với nguồn sáng và đi qua tâm của mẫu. Khi tiến hành đo, khe mở của nguồn sáng cần được căn chỉnh về vùng quan sát của thiết bị nhận. ghi lại giá trị trung bình của bốn lần đo. đây là độ chiếu sáng ban đầu (m2). Mỗi kết quả đo không được lệch quá ± 5 % so với giá trị trung bình. Ánh sáng của mặt nền từ hướng khác với hướng khe mở của máy chiếu cần được bỏ qua (nhỏ hơn 0,1 % so với độ chiếu sáng của nguồn).

Bước 3: Tiến hành đưa thiết bị nhận hay nguồn sáng trở về vị trí quan sát với khe mở thiết bị nhận cách khe mở nguồn một khoảng thích hợp để thu được góc quan sát cần thiết.

Bước 4: Đặt mẫu thử về góc tới cần thiết.

Bước 5: Đặt thiết bị nhận về vị trí sao cho khi để trên giá đỡ, mẫu đ−ợc đặt cân đối và nằm hoàn toàn trong vùng quan sát của thiết bị nhận. thay mẫu thử bằng một bề mặt màu đen và đo độ sáng của mặt nền (mb).

Bước 6: Thay bề mặt màu đen bằng mẫu thử và đo giá trị phản quang đầu tiên. hiệu chỉnh tuyến tính cho giá trị này nếu cần thiết và ghi kết quả (m1).

Bước 7: Góc quay

Phương pháp này, việc thiết lập góc quayẻ, xác định cả góc quay và góc định hướng ws có thể gây ảnh hưởng đến kết quả đo. góc quay được thay đổi khi quay mẫu quanh trục của nó so với vị trí xác định ban đầu. có thể tạo vạch mốc trong thời gian lấy mẫu hay trong khi chế tạo. trong một số trường hợp, vạch mốc được tạo trực tiếp trên vật liệu trong quá trình chế tạo. Góc quay 0o tương ứng với vạch mốc trong nửa mặt phẳng quan sát.

– Nếu góc quay không được chỉ định thì phép đo được thực hiện ở các góc quay 0o và 90o và giá trị trung bình là (m1).

– Nếu góc quay được chỉ định thì thực hiện phép đo ở góc đó và kết quả thu được là (m1). Góc quay được chỉ định thường có nghĩa là vật liệu phản quang được chỉ định sử dụng theo một định hướng cụ thể.

– Nếu vật liệu có độ phản quang đồng nhất theo chiều quay, ví dụ như hạt thuỷ tinh quang học, thì chỉ một phép đo ánh sáng phản xạ để xác định m1 là có thể đủ cho tất cả các góc đo cần thiết.

– Nếu góc quay không được chỉ định và không có cách tạo vạch mốc thì cần đo độ phản quang cứ 15o một lần trong khoảng từ 0o đến 345o (24 phép đo cho m1) và tính giá trị trụng bình (m1) hay giá trị (m1) nhỏ nhất theo yêu cầu của người sử dụng.

Bước 8: Quay giá đỡ mẫu về góc tới khác theo yêu cầu và lặp lại.

Bước 9: Nếu cần đo ở các góc quan sát bổ sung khác, di chuyển thiết bị nhận đến vị trí cần thiết và lặp lại b.6 đến b8. điều này sẽ thu được hàng loạt giá trị mb và m1 cho mẫu thử thứ nhất. Tiến hành quy trình đo tương tự cho các mẫu bổ sung.

Bước 10: Khi loạt giá trị phản quang được xác định xong, tiến hành đo bổ sung cho 4 loại ánh sáng. Giá trị trung bình của 4 giá trị đo ban đầu không được lệch quá 1% so với 4 giá trị cuối. Tính giá trị trung bình của 8 giá trị,  hiệu chỉnh tuyến tính nếu cần và ghi lại kết quả (m2).

Bước 11: Sử dụng thiết bị đo thích hợp để thu được kết quả với độ chính xác ± 0,5 %, đo diện tích bề mặt phản quang hiệu dụng thực tế của mẫu theo m2. Ghi lại kết quả (a).

Bước 12: Tính kết quả

Tính hệ số phản quang của màng phản quang cho mỗi mẫu và mỗi cặp góc tới và góc quan sát theo công thức sau:

ra = [(m1 < mb)d2/m2a]

trong đó:

ra    hệ số phản quang, tính bằng candela trên lux trên mét vuông (cd/(lx.m2)); mb     kết quả đo của mặt nền;

m1   kết quả đo của mẫu, đ−ợc đo ở vị trí quan sát;

m2  kết quả đo trung bình của nguồn sáng, được đo trực giao với nguồn tại vị trí của mẫu; d   khoảng cách đo, m;

a      diện tích mẫu, m2.

Tính hệ số phản quang trung bình (ra) của mỗi tổ mẫu gồm ba mẫu đại diện cho mỗi cuộn hay mỗi lô vật liệu tại mỗi cặp góc đo. Báo cáo giá trị trung bình và sử dụng giá trị này để xác định sự phù hợp với các yêu cầu được chỉ định.

 

Chi sẻ bài viết hữu ích: