Tin tức

Suốt 20 năm là nhà phân phối chính thức màng phản quang của Tập đoàn 3M tại Việt Nam,
Công ty chúng tôi đã từng bước phát triển và trưởng thành.

Các bước thử nghiệm màng phản quang

Trước khi đưa vào sử dụng, màng phản quang được trải qua nhiều quá trình thử nghiệm, test chất lượng, phải đảm bảo tất cả các tiêu chuẩn theo quy định của quốc tế trước khi đem phân phối và sử dụng.

 

Trước khi đưa vào sử dụng, màng phản quang được trải qua nhiều quá trình thử nghiệm, test chất lượng, phải đảm bảo tất cả các tiêu chuẩn theo quy định của quốc tế trước khi đem phân phối và sử dụng.

Dưới đây là một quy trình thử nghiệm sản phẩm!

Bước 1: Điều kiện cần có

Để tiến hành thử nghiệm, trước tiên cần phải có yêu cầu về điều kiện thực hiện.

Cụ thể, các sản phẩm thử nghiệm và vật mẫu phải đạt nhiệt độ 23 ± 2oC và độ ẩm tương đối 50 ± 5%. Phải lưu vật mẫu và mẫu thử trong 24 giờ ở điều kiện trên, trước khi thử nghiệm.

Bước 2:  Chuẩn bị tấm mẫu

Các phép thử được tiến hành trên các tấm mẫu đã gia công vật liệu phản quang. Các tấm mẫu được cắt ra từ hợp kim nhôm 6061 – T6 hoặc 5052 – H38 hoặc vật liệu tương đương, có bề mặt nhẵn với chiều dày 0,5mm, 1,0mm hoặc 1,6mm và kích thước tối thiểu là 200mm x 200mm.

Làm sạch bề mặt tấm mẫu nền kim loại trước khi tạo màng phản quang (tuân theo TCVN 5569 – 1992). Sau đó gia công vật liệu phản quang trên tấm mẫu kim loại đã làm sạch theo yêu cầu kỹ thuật của nhà sản xuất.

Bước 4: Xác định hệ số phản quang dựa theo quy định của ASTM E810

Bước 5: Lựa chọn màu sắc thử nghiệm

Phương pháp xác định độ mầu của vật liệu phản quang (xác định theo ASTM E805) và xác định yếu tố phản quang (xác định theo ASTM E97). Đối với vật liệu quay không đối xứng, thực hiện một loạt 8 phép đo. Sau mỗi phép đo quay mẫu 45o theo cùng chiều của mỗi trục tưởng tượng thông thường của mặt phẳng vật mẫu và lấy trung bình các số liệu.  Sau đó, sẽ tổng các giá trị được đo cho đến khi không làm Y thay đổi quá 1% so với giá trị trung bình tại điểm đó.

Bước 6: Kiểm tra độ bám dính

Dán miếng phản quang vào tấm mẫu thử nghiệm có chiều dày tối thiểu là 1,0mm đã được chuẩn bị, dán ghép 102mm bản mẫu kiểm tra (theo chiều có kích thước 152mm) sau đó treo tải trọng lực vào đầu tự do của tấm mẫu thử nghiệm và để treo tự do theo góc 90o so với bề mặt mẫu trong 5 phút…

Bước 7: Kiểm tra độ bền khí hậu

Thử nghiệm khí hậu nhân tạo trên 4 mẫu phản quang trong một khoảng thời gian quy định. Làm sạch mẫu thử trong dung dịch HCl 5% trong 45 giây, rửa nước và lau khô bằng khăn mềm sạch, sau đó đánh giá hệ số phản quang. Ghi giá trị trung bình của 4 mẫu.

Bước 8: Kiểm tra tính bền mầu

Sử dụng một trong các mẫu đã thử nghiệm khí hậu nhân tạo và đã được làm sạch sau khi để khô, kiểm tra màu sắc theo quy định.

Bước 9: Kiểm tra độ co ngót

Thực hiện cho miếng màng phản quang ép trong thời gian tối thiểu 1 giờ ở điều kiện tiêu chuẩn. Sau đó, bỏ lớp lót ép và đặt miếng mẫu vật liệu phản quang trên một mặt phẳng cho phía dính lên trên. Mười phút sau khi bóc lớp lót và cứ sau 24 giờ, xác định sự thay đổi kích thước của vật mẫu.

Bước 10: Kiểm tra độ bền uốn

Miếng phản quang được uốn vòng qua một trục có đường kính 3,2mm trong 1 giây. Để chống bám dính với trục uốn, cần bôi bột tan lên bề mặt có chất kết dính của miếng phản quang.

Bước 11: Bóc, dán lớp lót

Lớp lót bảo vệ dễ dàng được bóc ra nếu duy trì trong điều kiện: 71oC dưới lực kéo 17,2 KPa trong 4 giờ.

Bước 12: Kiểm tra độ bền và va đập

Thự hiện gia công mẫu phản quang có kích thước  lên trên tấm nhôm thử nghiệm đặt trong điều kiện quy định. Cho miếng phản quang chịu sự va đập bởi một khối lượng 0,91 kg có bán kính đầu va đập 15,8mm rơi tự do từ một chiều cao cần thiết để tạo ra lực va đập là 11,5 KG.cm.

Bước 13: Kiểm tra độ bóng

Xác định độ bóng của miếng mẫu phản quang trên thiết bị thử độ bóng với góc tới 85o theo TCVN 2101 – 1993.

Dù là loại màng phản quang nào thì phải đảm bảo các cuộc thử nghiệm, xét theo các qy định chuẩn của quốc tế trước khi đưa vào sử dụng. Với những yêu cầu nghiêm ngặt đó, sản phẩm màng phản quang ra đời là một kết quả xuất sắc, có tác dụng tuyệt vời trong việc sử dụng làm thông báo.

 

Chi sẻ bài viết hữu ích: