Tin tức

Suốt 20 năm là nhà phân phối chính thức màng phản quang của Tập đoàn 3M tại Việt Nam,
Công ty chúng tôi đã từng bước phát triển và trưởng thành.

Một số phương pháp thử nghiệm vật liệu sơn dẻo nhiệt

Trong các thí nghiệm khi tiến hành với vật liệu sơn nhiệt dẻo, người ta cực kỳ quan tâm tới chất lượng sản phẩm, mức độ an toàn khi thi công và khi đưa vào sử dụng.

Trong các thí nghiệm khi tiến hành với vật liệu sơn nhiệt dẻo, một loại vật liệu phản quang, người ta cực kỳ quan tâm tới chất lượng sản phẩm, mức độ an toàn khi thi công và khi đưa vào sử dụng.

Dưới đây là các yêu cầu khi tiến hành thử nghiệm xong cần phải đảm bảo:

Yêu cầu về an toàn và vệ sinh môi trường

Vật liệu sơn nhiệt dẻo  được thi công ở nhiệt độ cao. Vì vậy, người sử dụng phải được trang bị quần áo bảo hộ phù hợp và tuân thủ những quy định về an toàn của nhà sản xuất

Tất cả các cán bộ công nhân viên thi công về sơn phải được đào tạo về kỹ thuật sơn, có sức khỏe tốt, trong độ tuổi lao động,  đặc biệt không dị ứng khi tiếp xúc với sơn.

Khu vực thi công phải có rào chắn, biển báo bên ngoài, đèn tín hiệu theo quy định của luật an toàn giao thông đường bộ, rào chắn phải đúng thiết kế an toàn lao động ,biển báo đèn tín hiệu phải thiết é đúng kích thước, kiểu cách về an toàn giao thông giúp cho mọi người có thể nhận biết từ xa

Tất cả mọi hoạt động trong khi thi công không được ảnh hưởng xấu cho môi trường tại khu vực thi công

Trong quá trình thi công, không được đổ sơn thừa, dung môi, giẻ lau xuống sông hồ, gây ô nhiễm nguồn nước. Khi thi công xong các loại phế thải phải gom lại, tập trung đúng nơi quy định.

Chất tải nguy hại được xử lý theo quy định không làm ảnh hưởng tới môi trường và sức khỏe con người xung quanh.

Một số phương pháp tiến hành thử nghiệm sơn dẻo nhiệt

Sơn dẻo nhiệt được tiến hành thử nghiệm bằng các phương pháp thử dưới đây:

Chuẩn bị: thùng chứa bằng kim loại, sạch; bộ phận gia nhiệt; nhiệt kế; dụng cụ khuấy; tấm mẫu thử nghiệm và túi hút.

Quy trình thử nghiệm bao gồm: gia nhiệt trong lò nung, gia nhiệt trên bếp,

Chỉ tiêu Phương pháp thử Kích cỡ mẫu (D x H) Tấm mẫu thử
Hàm lượng chất tạo màng

Phương pháp A

Phương pháp B

8.2 30g
Độ phát sáng 8.4 100mm Kim loại, cao su silicon, thủy tinh
Độ bền nhiệt 8.5 250g Cao su silicon
Độ mài mòn 8.6 100 x 100 mm Tấm mài kim loại
Khối lượng riêng 8.8 100 mm Nhôm
Màu sắc ASTM D 6628-03 100mm Kim loại hoặc thủy tinh
Chú thích: D là đường kính, H là chiều dầy

Phương pháp xác định hàm lượng chất tạo màng

Theo 2 phương pháp: phương pháp chiết nóng bằng dung môi phù hợp và phương pháp  gia nhiệt.

Phương pháp phân loại cỡ hạt và xác định hàm lượng hạt thủy tinh.

Phương pháp này sẽ đem vật liệu đi thử nghiệm hàm lượng chất tạo màng, đem phân cỡ hạt bằng cách sử dụng sàng lọc thử nghiệm còn các hạt thủy tinh được tác ra khỏi hỗn hợp nhờ máy rung điện, từ đó xác định phần trăm của nó.

Người sẽ tiến hành sàng lọc thử nghiệm, sử dụng máy rung điện, bài chải, cân để tiến hành thử nghiệm ngày.

Sau khi tiến hành thử nghiệm xong sẽ đo được hàm lượng hạt thủy tinh có trong sản phẩm, tiến hành làm báo cáo kết quả.

Sau đó tiến hành thử nghiệm tiếp theo với phương pháp xác định độ phát sáng, nhờ sử dụng quang phổ kế hoặc máy đo màu Tristimulus bằng cách so sánh với mẫu gạch lát trắng tiêu chuẩn có độ bóng thấp.

Phương pháp xác định độ bền nhiệt của sơn vạch đường nhiệt dẻo là cách đưa độ phát sáng của vật liệu được đo sau khi duy trì nhiệt độ của vật liệu ở 200 độ C trong khoảng thời gian 6h.

Người ta sẽ sử dụng các bộ phận gia nhiệt, máy khuấy, máy đo, khuôn mẫu để thực hiện quy trình này.

Phương pháp xác định độ mài mòn: thử nghiệm trên mẫu với tải trọng 1kg, khối lượng hao hụt do mài mòn được xác định sau 500 vòng quay

Phương pháp xác định độ kháng chảy, khi đưa vật liệu thử nghiệp ở mức độ duy trì là 40 độ C trong 48h sau đó sẽ t ính phần trăm chiều cao mẫu bị hao hụt.

Phương pháp xác định khối lượng riêng của vật liệu nhiệt dẻo được xác định ở 25 độ C, bằng phương pháp đo thể tích nước choán chỗ.

Phương pháp xác định độ phản quang bằng cách sử dụng quang kế thích hợp hoặc máy đo độ phản quang lấy tối thiểu 5 giá trị và kết quả là giá trị trung bình.

Quang kế hoặc máy đo độ phản quang – máy đo phản quang phù hợp với cấu hình và nguồn sáng như sau:

♦ Góc tới 86,5 độ , góc quan sát 1,5 độ và nguồn sáng trắng

♦  Góc tới 86,5 độ, góc quan sát 1,5 độ và nguồn sáng diot đỏ

♦  Góc gới 88,76 độ, góc quan sát 1,05 và nguồn sáng trắng.

Cuối cùng là phương pháp thử nghiệm hiện trường trước khi tiến hành thi công sản phẩm.

Chi sẻ bài viết hữu ích: